Các nhà sản xuất đều sẽ có đề rõ ràng sản phẩm là nước suối hay nước tinh khiết. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn đang phân vân không biết phân biệt sự khách nhau giữa hai sản phẩm này để sử dụng cho phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi người. Sau đây là cách phân biệt giữa nước khoáng và nước tinh khiết.
1. Giống và khác:
Nước khoáng và nước tinh khiết giống nhau ở chỗ đều là nước vô khuẩn, tiệt trùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, là những sản phẩm nước đủ tiêu chuẩn dùng trên thị trường hiện nay. Nhưng hai loại nước này khác nhau cơ bản về thành phần khoáng chất, nguồn sản xuất, giá trị sử dụng.
1.1. Nước Tinh Khiết:
Nước tinh khiết được hiểu đơn giản là sản phẩm nước sạch được tiệt trùng. Cơ chế sản xuất nước tinh khiết là nguồn nước thông qua hệ thống tinh lọc để không còn cặn bẩn, tiệt trùng bằng tia cực tím, đóng chai. Nước tinh khiết không có thành phần vi khoáng, chủ yếu dùng cho nhu cầu giải khát, nấu ăn, pha trà, pha cafe, cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể hàng ngày.
1.2 Nước Khoáng:
Nước khoáng có chứa nhiều hàm lượng khoáng chất, tốt cho cơ thể. Hàm lượng này tương đối ổn định, và phải có một số yếu tố tiêu chuẩn theo quy định của thế giới hoặc theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Nước khoáng ngoài giải khát còn cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng cho sức khỏe, giúp chữa bệnh, làm đẹp. Hàm lượng khoáng chất calci, kẽm, coban, natri… có lợi bồi bổ sức khỏe cho người già, người chơi thể thao, phụ nữ có thai. Nhưng chúng không tốt cho người bệnh suy thận, cao huyết áp, hội chứng thần kinh…
Dù giá trị cao hơn nhưng nước khoáng không thay thế được nước tinh khiết.
2 . Cách phân biệt
2.1 Phân biệt bằng vị giác:
Nước khoáng khi uống tạo cảm giác về khoáng chất mặn, ngọt, tê tê đầu lưỡi, cảm giác mát vì hàm lượng CO2. Còn nước tinh khiết không vị, không mùi.
Nên đọc kỹ khi mua để phân biệt nhãn mác nước uống đóng chai và nước khoáng thiên nhiên. Nước khoáng có loại hàm lượng cao, hàm lượng thấp. Một số nước khoáng nặng được lọc giảm nhẹ hàm lượng khoáng vẫn có thể dùng hàng ngày.
2.2 Phân biệt bằng thị giác:
Cả 2 loại đều phải đạt độ trong, không màu sắc nhưng chai nước khoáng khi lắc nhẹ có hạt khí nhỏ, rót ra cốc thấy sủi tăm. Còn nước tinh khiết thì không có hạt khí, bọt tăm.
3. Kết luận
Tùy phụ thuộc vào sở thích cá nhân, nhu cầu cơ thể của mỗi người và mục đích sử dụng nước. Hãy xem xét các yếu tố trên và làm quen với từng loại nước để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với bạn.